Ad 468 X 60

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Nhung hươu nai tốt

Nhung là sừng non mới mọc của hươu, nai. Trong đó nhung hươu gọi là lộc nhung, nhung nai gọi là mê nhung. Các loài cho nhung có đén 17 chi khác nhau, đều thuộc họ hươu, nai. Tại Việt Nam chỉ có con đực ở các loài sau có nhung Hươu sao (Cervus nippon Temmick), Nai đen (Cervus unicolor Cuv), Hươu vàng (Cervus porcinus), Nai cà tông (Cervus eldi). Ngoài ra còn có hoẵng (Mutiacus muntjack) cho nhung rất bé, có giá trị kém cả về y học và kinh tế.

Chất lượng nhung hươu không những phụ thuộc vào các chế biến, bảo quản mà còn phụ thuộc vào chủng loại nhung. Trong đó có các loại sau:

- Huyết nhung: Được coi là nhung quý giá nhất, được cắt khi sừng non chuẩn bị phân nhánh (Thường gọi là phân yên vì có chỗ phình ra như yên ngựa) ở những con hươu từ 3 tuổi. Thân nhung ngắn, mềm, mọng máu, da hồng, đầu tù, chưa phân nhánh, lông rất mịn và thưa.

- Nhung yên ngựa: Là loại sừng non bắt đầu phân nhánh nhưng nhánh còn ngắn, chỗ phân nhánh bên dài, bên ngắn như yên ngựa. loại này cũngc rất quý vì cho rằng nhung đã phát triển đầy đủ mà chưa thành sừng. nếu đợi quá ít nữa, một phần đã thành sừng thì kém giá trị.

- Nhung chìa vôi: Tuy cũng là một loại huyết nhung (Cũng là sừng non) nhưng khai thác ở hươu nai dưới 3 tuổi, nhung nhỏ (Khi sấy khô chỉ nặng 40-50g) chất lượng thấp chỉ ngang nhung hoẵng.

- Nhung gác sào: Là nhung già, sừng đã phân nhánh, lông cứng và dày, đầu bè ra.

Chế biến nhung cũng rất cầu kỳ, sự giá trị của nhung có tốt hay không 90% là do chế biến. Nhung cắt xong cần chế biến ngay vì có nhiều máu và chất thịt, để lâu có thể bị thối, sinh dòi bọ. Chế biến không cần thận như sấy nóng quá, nhung bị nứt ra, máu nhung tiết ra hết cũng mất giá trị. Nhung thường chế biến theo 2 cách:

1.      Đem cặp nhung hươu ngâm rượu 1 đêm, phải để chỗ cắt lên trên cho chất nhung không tan hết vào rượu. Hôm sau rang cát cho nóng vừa, để vào một cái ống ở giữa để cặp nhung, vẫn để chỗ cắt lên phía trên. Khi cát nguội, lại đổ ra thay cát mới rang vào. Mỗi lần thay cát lại nhung nhung vào rượu cho rượu thấm vào. Cứ làm như vậy cho đến khi khô. sau đó cất vào hộp có nắp kín trong có gạo rang hay vôi chưa tôi để giữ cho khô ráo.

2.       Tẩm rượu vào nhung rồi sấy khô. Sau đó lại tẩm rượu vào sấy khô lần nữa. Làm như vậy nhiều lần đến khi nhung khô kiệt là được. Nếu làm không cẩn thận, nhung có thể bị nứt, máu chảy ra mất, kém giá trị. Thường công việc chế biến nhung đòi hỏi 2-3 ngày. Một cặp huyết nhung nặng 800g, khi khô chỉ còn chừng 250g. Trước khi dùng, người ta nung một cái dùi sắt hay miếng sắt cho đỏ, lăn xung quanh cho cháy hết lông.

Thời trước, nhung hươu chủ yếu là sản phẩm săn bắn. Trừ nhung hoẵng được đánh giá là kém giá trị vì quá bé còn các nhung hươu nai khác đều được coi trọng, giá đắt gấp nhiều lần nhung nuôi. Ngày nay bán trên thị trường chủ yếu là sản phẩm chăn nuôi.

Nhung bán trên thị trường phần lớn là nhung già (Gác sào) hầu như không có huyết nhung. Nguyên nhân là người bao tiêu sản phẩm muốn mua nhung già để dễ bảo quản, dễ làm khô, dễ bán vì người mua ít biết cách phân biệt nhung có chất lượng tốt, xấu. Mặt khác người chăn nuôi thấy cắt nhung già thì con vật bị cắt nhung chảy ít máu (Vì chân đế đã biến thành xương non).


SHARE THIS POST   

  • Facebook
  • Twitter
  • Myspace
  • Google Buzz
  • Reddit
  • Stumnleupon
  • Delicious
  • Digg
  • Technorati
Author: Mohammad

0 nhận xét: